CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN TRANG CỰU HỌC SINH BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG

CHÀO MƯNG ĐÊM VĂN NGHỆ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 22/6/1964 - 22/6/2014 - VỚI CHỦ ĐỀ – “ 50 NĂM GẶP LẠI” – CHS BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 64 - 70

MAIL: conglytran50@yahoo.com.vn

 Anhdepblog.com
Địa chỉ xem ảnh....Các bạn có thể xem ảnh của các bạn tại ĐC sau đây :Vào Google nhập : picasa neanggieng, picasa takatran, picasa conglytran hay picasa c duyen.Nơi lưu trử ảnh...Của Photoby Congly.

Chào mừng các bạn đến với lớp CHS Bồ Đề Đà Nẵng

CHÀO MỪNG ĐẠI HÔI 50 NĂM CỦA CHS BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 1964-2014

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

DU LỊCH SAVANNAKHET


Savannakhet


Savannakhet (tiếng Lào: ສະຫວັນນະເຂດ, tiếng Việt: Xa-vẵn-na-khẹt) là một tỉnh tại Trung Lào. Tỉnh lỵ của tỉnh này là thành phố Kaysone Phomvihane. Tỉnh này giáp tỉnh Khammuane về phía bắc, tỉnh Saravane về phía nam, Việt Nam về phía đông và Thái Lan về phía tây. Cầu Hữu Nghị nối tỉnh này với tỉnh Mukdahan của Thái Lan và với Quảng Trị qua đường 9 thuộc Hành lang kinh tế Đông - Tây vừa được khánh thành.

Món ăn may mắn xứ Lào

Ba vị đặc trưng: Chua, cay và ngọt đã “hữu ý” kết hợp với nhau làm nên linh hồn và sắc màu riêng trong ẩm thực của người dân Lào.
Cũng như rất nhiều các quốc gia trong khu vực, nền ẩm thực của Lào đa dạng không kém, điển hình có thể kể tên những món ngon như: Gà nướng, lạp, lạp xưởng, thịt heo hấp măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà (cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi)… Ngoài ra còn có các món ăn khác như: Ếch, mực chiên tỏi, sườn nướng, nem chua cá thịt… Tất cả đều mang hương vị vừa quen lại vừa lạ, quen vì các nguyên liệu không quá khó tìm, nhưng lạ vì cách chế biến tinh tế và rất đặc trưng.
Món ăn may mắn xứ Lào


Món Tam Maak Hung (Ảnh minh hoạ)


Nếu chỉ điểm tên như thế thôi thì chưa đủ, ngoài các món có thể gọi là “bình dân” kia, còn có những món ăn được xem là đặc sản mang đậm phong vị của người dân Lào: Món Tam Maak Hung hay còn gọi là nộm chay. Món ăn nổi tiếng này nguyên liệu bao gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng hàng chục gia vị đem đến cho mỗi thực khách một cảm nhận rất lạ khi nhấm nháp từng miếng từng miếng…
Nhắc đến đặc sản hay giản dị hơn là những món ăn dân dã, người Lào luôn tự hào và coi gạo nếp, lạp là những món ăn truyền thống, mang đến sự may mắn, không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là các ngày lễ Tết.
Gạo nếp
Người Lào đặc biệt thích ăn gạo nếp. Sau khi nấu chín, người ăn sẽ nắm cơm thành từng viên nhỏ, sau đó ăn bốc bằng tay và chấm vào nước chấm riêng. Cách ăn mộc mạc này theo người dân Lào như thế mới cảm nhận được hết hương thơm và vị ngọt tự nhiên của từng hạt gạo.
Món ăn may mắn xứ Lào


Gạo nếp (Ảnh minh hoạ)
Đặc biệt ở Lào, không chỉ là thực phẩm hằng ngày, lúa gạo còn được liên tưởng với những người phụ nữ. Tương truyền, nữ thần lúa đã hiến dâng mình cho ngọn lửa và sau khi chết, tro của nữ thần đã giúp cho dân làng được một mùa bội thu, tránh được thiên tai nạn đói trong suốt một năm đó. Ở một số làng bản người Phuan, hài cốt của các bà tổ bà sơ được giữ trong ngôi tháp nhỏ xây giữa ruộng lúa của gia đình, họ thờ cúng rất trang nghiêm và dành một ngày nhất định để tưởng nhớ đến nữ thần ấy.
Lạp
Lạp là một trong những món ăn truyền thống người Lào và đặc biệt trong các ngày lễ hội, lạp đã trở thành món ăn dân tộc gần gũi, mang lại cho họ sự may mắn, sung túc trong năm mới.
Món ăn may mắn xứ Lào


Món lạp (Ảnh minh hoạ)
Thành phần nguyên liệu để chế biến món lạp là thịt bò, thịt hươu, hay thịt heo băm nhỏ, trộn đều với các gia vị Lào – đó là sự pha trộn khéo léo giữa chua, cay và ngọt, được trung hòa thêm chút hương vị của thảo mộc. Lạp là món ăn dễ kết hợp, có thể ăn kèm với xôi hoặc cơm lam đều mang đến một vị ngon, thơm và vừa miệng.
So với món thịt nướng của người Tác-ta hay bít tết Cerviche (Mexico), lạp của người Lào cũng không kém phần hấp dẫn. Trong các bữa tiệc lớn, có nhiều du khách sang trọng thì lạp là món ăn luôn có mặt và mang lại rất nhiều ý nghĩa cho mọi người.
Không nổi bật và quá đặc sắc nhưng các món ăn nơi đây vẫn mang một hương vị rất đặc trưng và riêng. Nó không chỉ là món ăn mà ẩn chứa trong đó là cả một kho tàng văn hóa từ lâu đời của người Lào được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

DU LỊCH ANGKOR



Angkor



Angkor là một tên thường gọi của một khu vực tại Campuchia đã từng là kinh đô của Đế quốc Khmer và đã phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ "Angkor" xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là "thành phố"[1]. Chính xác hơn, thời kỳ Angkor có thể được định nghĩa là thời kỳ từ năm 802, khi vị vua Hindu Jayavarman II của người Khmer tự xưng "vua thiên hạ" và "thiên tử" của Campuchia, cho đến năm 1431, khi người Thái chiếm được kinh đô của Khmer khiến cho dân cư ở đây di cư về phía nam đến khu vực Phnom Penh.

Phế tích của Angkor nằm giữa rừng và vùng đất canh tác nông nghiệp về phía bắc của Biển Hồ (Tonle Sap) và phía nam của đồi Kulen, gần thành phố Xiêm Riệp ngày nay (13°24'N, 103°51'E), và là một di sản thể giới của UNESCO. Các ngôi đền của khu vực Angkor có số lượng trên 1000 với kích cỡ và hình dáng khác nhau mang đậm phong cách kiến trúc Khmer.

Năm 2007, các nhà nghiên cứu quốc tế đã sử dụng ảnh vệ tinh và các kỹ thuật hiện đại khác để kết luận rằng Angkor là thành phố thuộc thời kỳ tiền công nghiệp lớn nhất thế giới với diện tích 1150 dặm vuông. Thành phố cạnh tranh tiêu chí này gần nhất với Angkor là thành phố Tikal của văn hóa Maya ở Guatemala, có tổng diện tích khoảng 50 dặm vuông[2].

DU LỊCH THÁI LAN



Bangkok

Bangkok
กรุงเทพมหานคร
Tóm lược
Diện tích: 1.568,7 km²
Xếp hạng 68
Nhân khẩu: 6.355.144 (2000)
Xếp hạng 1
Mật độ dân: 4.426 người/km²
Xếp hạng 1
ISO 3166-2: TH-10
Tỉnh trưởng: Apirak Kosayothin
(từ 2004)
Bản đồ
Bản đồ Thái Lan chỉ vị trí tỉnh Bangkok}
Bangkok, hay Băng Cốc, (tiếng Thái: กรุงเทพฯ Krung Thep; phiên âm cũ: Vọng Các; Hán-Việt hiện nay: Mạn Cốc) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Thái Lan. Dân số năm 2000 là 6.355.144 người. Thành phố nằm ở toạ độ 13°45′ Bắc và 100°31′ Đông, ở hữu ngạn sông Chao Phraya.
Bangkok là thành phố có tốc độ phát triển về kinh tế rất nhanh ở vùng Đông Nam Á, có thể ngang hàng với Hồng KôngSingapore[cần dẫn nguồn]. Đây cũng là nơi thu hút nhiều khách du lịch. Bangkok cũng là nơi nổi tiếng với nhiều đồ đạc hàng hoá giá rẻ



Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

DU LỊCH SIEM REAP


Xiêm Riệp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xiêm Riệp
Trung tâm Xiêm Riệp với kiến trúc thuộc địa Pháp.
Trung tâm Xiêm Riệp với kiến trúc thuộc địa Pháp.
Biệt danh: Great Gate to Angkor
Vị trí của Siem Reap, Campuchia
Vị trí của Siem Reap, Campuchia
Quốc gia Campuchia
Tỉnh Siem Reap
Định cư 802
Chính thức 1907
Chính quyền
- Kiểu City
Dân số (2006)
- Tổng cộng 139.458
Múi giờ UTC/GMT +7 hours (UTC)
Tập tin:Thais return Battambang to King Sisowath.jpg
Siem Reap, Battambang & Preah Vihear received by King Sisowath, 1907.

Siem Reap, hay Xiêm Riệp, là tỉnh lỵ tỉnh Siem Reap miền tây bắc Campuchia. Địa-danh này theo tiếng Miên nghĩa là "Xiêm bại trận".

Xiêm Riệp có Khu phố Tàu nằm trong khu phố Tây, quanh chợ cũ. Thành phố có sân khấu biểu diễn điệu múa Apsara, các cửa hàng thủ công, các nông trại nuôi tằm và các cánh đồng lúa của vùng nông thôn và làng chài, tràm chim gần hồ Tonlé Sap. Ngày nay, Xiêm Riệp là một điểm đến nổi tiếng của du khách với nhiều khách sạn và nhà hàng. Các khách sạn nhà hàng nhỏ nằm quanh khu chợ cũ, các cơ sở lớn thì nằm ở giữa sân bay Quốc tế Angkor và dọc theo Quốc lộ 6. Thành phố có sân bay quốc tế nối đến các thành phố trong khu vực châu Á, nối với sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵngsân bay Tân Sơn Nhất của Việt Nam, phục vụ du khách tham quan di sản thế giới Angkor Wat.




Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

ÁO DÀI XƯA







Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.






Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM

 Anhdepblog.com
Trái tim nhân hậu



Thứ Hai, 22/08/2011, 08:35 (GMT+7)

Đóng góp của các nhà hảo tâm tại báo Tuổi Trẻ ngày 12 đến 18-8-2011

TTO - * Góp đá xây Trường Sa: Hội cựu chiến binh Phường 8, Quận Gò Vấp (đường số 10, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.HCM): 2.000.000đ - Chi nhánh An Phú - Agribank (Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình): 8.050.000đ - Đoàn Thanh niên BQL các khu chế xuất KCN TP.HCM - HEPZA (Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đa Kao, Q.1): 28.110.000đ - Phan Văn Mạnh (Tân Bình): 500.000đ.

- Do Nguyen Son Tung (chuyển khoản): 150.000đ - Trung tâm đo đạc Bản đồ Đà Nẵng (Hoàng Văn Thụ, Đà Nẵng): 9.000.000đ - Công ty CP Bình Vinh (Đường Hoàng Văn Thái, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng): 50.000.000đ - Cựu học sinh Trường Bồ Đề Đà Nẵng (Niên khóa 1964-1970): 2.000.000đ -
Báo tuổi trẻ đăng thứ bảy ngày 20-8-2011

Tiền ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”:

Xây công trình quân sự và dân sinh quan trọng nhất

Đây là khẳng định của Phó đô đốc Trần Thanh Huyền - chính ủy Quân chủng Hải quân - với ban biên tập báo Tuổi Trẻ về việc sử dụng số tiền ủng hộ của bạn đọc từ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.

Phó đô đốc Trần Thanh Huyền nhấn mạnh: “Góp đá xây Trường Sa” là sáng kiến từ lòng yêu nước, có sức lan tỏa trong tất cả các tầng lớp nhân dân. Đây là một chương trình giúp quân và dân đảo rất ấm lòng và yên lòng”. Vì thế theo Phó đô đốc Trần Thanh Huyền, toàn bộ số tiền từ chương trình “Góp đá xây Trường Sa” sẽ phải được sử dụng vào những công trình quan trọng nhất cả về quân sự và dân sinh trên đảo.

Phó đô đốc cũng cho biết đầu tháng 9-2011, Quân chủng Hải quân sẽ tổ chức sơ kết đợt 1 của chương trình “Góp đá xây Trường Sa” ngay tại trụ sở của UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa) với sự có mặt của quân dân huyện đảo. Đồng thời mong muốn chương trình sẽ tiếp tục để người dân có điều kiện đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần cho Trường Sa.

Thay mặt báo Tuổi Trẻ, tổng biên tập Phạm Đức Hải tiếp thu ý tưởng của Quân chủng Hải quân về phương án sử dụng số tiền từ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”. Ông Hải cho biết đến nay các tổ chức, doanh nghiệp, bạn đọc... đã trực tiếp đóng góp gần 15 tỉ đồng.

VIỄN SỰ






Lời huấn thị của thầy Hiệu Trưỡng
Năm nay thầy không được khỏe nên thầy không đến chúc mừng cùng lớp được.Thầy rất mừng là các con hằng năm tổ chức gặp nhau như thế nầy là tốt ,sang năm thầy sẻ đến tham dự cùng với lớp .Có một điều là các con tổ chức tại nhà hàng,thầy thấy không tiện khi vào nơi đó nên thầy không ở lâu được đến chúc các con đôi điều rồi thầy đi.
Còn việc tiền của các con viếng thầy,thầy nhận để xây dựng Thiền Viện và sẻ có phiếu Công Đức cho các con sau.
Nay thầy nằm viện mọi sự điều có tiêu chuẩn đầy đủ các con đừng lo

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu cuộc đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Được sự đồng ý của thành viên lớp CUUHOCSINHBODEDANANG Niên khóa 1964-1970 ,họp sáng ngày 07-8-2011 (gồm 20 bạn) .Có hai việc cần làm như sau.

1:-Viếng thăm thầy Hiệu Trưỡng HÒA THƯỢNG THÍCH MINH TUẤN ốm nằm ở bệnh viện Đa Khoa khoa nội yêu cầu tầng trệt với số tiền viếng là 2.000.000 đ (Hai triệu đồng )

2:-Góp viên gạch xây dựng Đảo Trường Sa (Đóng tiền tại văn phòng báo Tuổi trẻ số 9 Đường Trần Phú) với số tiền là 2.000.000 (hai triệu đồng)

Tổng cọng thành tiền là 4.000.000 đ (bốn triệu đồng) trích từ tiền họp lớp lần thứ VI
Được sự ủy nhiệm của lớp gồm có 3 vị (anh Lê tất Long+Trần văn Hà+Trần công Lý) Đại diện lớp thực hiện 2 nhiệm vụ trên vào lúc 9h30 ngày 08-8-2011

HỌP LỚP LẦN THỨ VI CHSBODEDANG NK:1964-1970




TÌNH KHÚC TRẮNG

( kỷ niệm 1 năm ngày thành lập trang thông tin điện tử của trường trung học Bồ Đề Đà Nẵng.
Ngày họp mặt lần thứ 6 liên khối Anh Pháp 64-70 )


Tìm lại lớp xưa, thuở hoa niên đong đầy kỷ niệm
rung động tuổi nào, khép nép nón nghiêng che
Tìm lại dáng xưa, xanh màu áo sum se
Từ dạo ấy, tinh yêu như chớm nở
Lung linh ánh mắt nhung huyền

Tìm lại lớp xưa khi tóc đời tuyết chãi
da lấm tấm mồi, mắt oải mờ sương
Tìm lại ngày nào, chan chứa những niềm thương
từng khuôn mặt nồng nàn hớn hở

Và để chiều nay, bên ngôi trường bở ngỡ
Như kẻ xa quê cách trở lối về
Bồ Đề ơi ! dấu ấn hồn se
Hè xa ngái mà ve như còn gọi
Ôi ! Bóng thời gian sắc màu thay đổi
Ký ức ngày nào vẫn áo trắng tinh khôi

Hoàng Trọng Toãn

 Anhdepblog.com

Bạn có bao nhiêu người bạn?

Một cụ già quay qua tôi và hỏi: “Cô có bao nhiêu người bạn?”. “Sao cụ lại hỏi vậy, tôi có 10 hay 20 người bạn, nhưng tôi chỉ nhớ tên được vài người thôi”.

Cụ mỉm cười như thấu hiểu rồi buồn bã gật đầu:

- Cô phải thật may mắn mới có nhiều người bạn như thế. Nhưng hãy nghĩ về điều cô đang nói. Có quá nhiều người cô không biết tên đấy! Bạn không phải chỉ là người để cô nói: xin chào!

Bạn là người có bờ vai mềm mại để cô dựa vào mà khóc.

Là một cái giếng để đổ xuống đấy tất cả những rủi ro của cô và nâng giá trị của cô lên cao.

Bạn là một bàn tay để kéo cô lên từ bóng đêm và tuyệt vọng khi tất cả những người mà cô gọi là “bạn” đã đẩy cô vào đó.

Một người bạn thật sự là một đồng minh không thể bị lay động hay bị mua chuộc. Là một giọng nói để giữ cho tên của cô còn sống mãi khi những người khác đã lãng quên.

Nhưng cái cần thiết nhất của một người bạn là một trái tim, là một bức tường mạnh mẽ và sừng sững. Để từ trái tim của những người bạn đó ta sẽ có tình yêu tuyệt vời nhất.

Vậy hãy nghĩ về những gì tôi nói, từng lời nói đều thật lòng cả.

Và hãy trả lời lại cho tôi một lần nữa đi, cô bé, cô có bao nhiêu người bạn nào?

Tôi mỉm cười với ông và trả lời: “Ít nhất cháu có một người bạn, cụ ạ!”

Cảm ơn vì đã trở thành bạn của tôi!


Viết Dzũng đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn "HỌP LỚP LẦN THỨ VI CHSBODEDANG NK:1964-1970":

Họp mặt lớp lần thứ VI quá hoành tráng, vui nhộn, tình cảm và đậm đà tình bằng hửu. Nhớ mải hình ảnh này trong chúng ta để thấy quanh ta còn biết bao điều thân thương bạn vì mình và mình vì bạn.
Cám ơn Quý Anh Chị CHS BÔ ĐỀ NIÊN KHÓA 1964-1970 đã mời tham dự giao lưu, kết nghĩa...
Mong được gặp lại trong tình HUYNH ĐỆ.

BLL.Cựu học sinh BỒ Đề ĐN
Lớp 12/1975











Click here to get Dancing Lines
#ff3333!important;'>