CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN TRANG CỰU HỌC SINH BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG

CHÀO MƯNG ĐÊM VĂN NGHỆ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 22/6/1964 - 22/6/2014 - VỚI CHỦ ĐỀ – “ 50 NĂM GẶP LẠI” – CHS BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 64 - 70

MAIL: conglytran50@yahoo.com.vn

 Anhdepblog.com
Địa chỉ xem ảnh....Các bạn có thể xem ảnh của các bạn tại ĐC sau đây :Vào Google nhập : picasa neanggieng, picasa takatran, picasa conglytran hay picasa c duyen.Nơi lưu trử ảnh...Của Photoby Congly.

Chào mừng các bạn đến với lớp CHS Bồ Đề Đà Nẵng

CHÀO MỪNG ĐẠI HÔI 50 NĂM CỦA CHS BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 1964-2014

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

CHIỀU VÀ ĐÊM


 Anhdepblog.com

Trong một ngày tôi sợ nhất là những buổi chiều và đêm. Đó là khoảng thời gian tôi cảm thấy cô đơn nhất.
Chiều và đêm là nỗi ám ảnh trong tim, tôi sợ lạnh người mỗi khi ngày hết,đã ba năm qua một chiếc dép đã bỏ tôi đi , một chiếc dép còn lại không người nương tựa buồn vui không biết tỏ cùng ai . Lang thang trên mạng đếm thời gian trôi đi, chờ giấc ngủ mộng mị và đợi bình minh tới cho ánh sáng phủ lên vạn vật cho âm thanh lại bắt đầu của một ngày.

Một ngày còn sống là một ngày đầy nỗi nhớ .

Đêm

Trịnh Công Sơn

Đêm xanh hay đêm đỏ
Đêm hồng đêm mông manh
Đêm đêm rừng nuôi gió
Đêm hồng má thị thành

Đêm ôm vai em nhỏ
Giấc ngủ như chiêm bao
Đêm thơm từng chiếc lá
Cho tình bay lên cao
Đêm sâu không xa lạ
Kéo gần đêm thiên thu
Đêm xin thành nỗi nhớ
Đêm đợi đoá hẹn hò

Đêm yên như phố cổ
Chút tình duyên xôn xao
Đêm xa gần môi má
Có dài không đêm thâu.

Tình rồi sẽ xa
Đêm hồng sẽ qua
Dòng sông không bão tố
Trôi một lời tiễn đưa.


Đêm sâu không xa lạ
Kéo gần đêm thiên thu
Đêm xin thành nỗi nhớ
Đêm đợi đoá hẹn hò

Đêm yên như phố cổ
Chút tình duyên xôn xao
Đêm xa gần môi má
Có dài không đêm thâu.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Người hát nhạc Trịnh hay nhất là ... Trịnh Công Sơn

hoaithientam viết ngày 18/09/2011 | Có 5 bình luận | 156 lượt xem


  • Trong đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn vào tháng 7/2001, nhà thơ Đỗ Trung Quân phát biểu với bạn bè: “Người hát nhạc ông Sơn hay nhất là… chính ông Sơn”.

  • Quả vậy, Trịnh Công Sơn đã từng là một mẫu singer/songwriter thuyết phục khi anh còn trẻ, và ngay cả khi đã yếu sức, anh vẫn hát mẫu cho Mỹ Lệ hay Quang Dũng nghe khi tập bài cho họ. Song, trường hợp Trịnh Công Sơn khác Trần Tiến: trừ vài bài cá biệt, hầu hết nhạc Trần Tiến không dành cho ca sĩ, mà chỉ có ý nghĩa hoặc có duyên khi chính tác giả hát.

  • Nhạc Trịnh dẫu sao vẫn phổ thông, được nhiều thế hệ ca sĩ tìm đến như một cuộc thử sức hoặc khẳng định đẳng cấp, và cũng đã có nhiều trường hợp thành công.
  • Anh Sơn từng nói, “Ai hát nhạc mình cũng hay, ca sĩ Sài Gòn thì hồn nhiên, ca sĩ Hà Nội thì khéo léo.” Chắc đấy cũng chỉ là nói cho đẹp lòng mọi người, còn thì trong thâm tâm, Trịnh Công Sơn chỉ muốn gửi những bài hát của anh cho giọng Khánh Ly và Trịnh Vĩnh Trinh. Ta hãy tìm hiểu vì sao.

  • Trước tiên xét về mặt phát âm. Ca từ Trịnh Công Sơn, khi đặt vào giai điệu, thường bị ép vào cách phát âm của người Huế, chẳng hạn “mọi mệt” (trong Một Cõi Đi Về) “biện nhớ tên em” (Biển Nhớ), “bọ mặc con đường” (Em Đi Bỏ Mặc Con Đường); và chính nhờ cách phát âm giọng Bắc (mà không quá Bắc!) của Khánh Ly mà những âm ấy trở nên rõ nghĩa và duyên dáng hơn.

  • Vĩnh Trinh từng rất khâm phục “dấu hỏi của chị Khánh Ly” là thế. Tiếp đến, âm sắc giọng Khánh Ly nghe như những dây cao của đàn cello, bồi âm đầy đặn, khoảng giọng nào cũng vang đều, rất thích hợp với lối hát kể chuyện vốn rất cần để thể hiện ca khúc Trịnh Công Sơn.
  • Còn một điều nữa, quan trọng nhất, mà cũng khó gọi tên nhất, là một “không khí Trịnh”. Có thể nhận ra không khí ấy nếu bạn là người từng nghe Khánh Ly hát từ tình ca đến phản chiến ca vào cuối thập niên 70: một thứ không khí đô thị đặc trưng, với đầy đủ những cảm giác thời bất ổn, nào cái chết, nào hy vọng, nào hiện sinh, nào đời sống phố xá và cà phê. Tất cả những hình ảnh, những ảo tượng, những cảm giác Sài Gòn thời ấy tuôn ra từ giọng Khánh Ly, thứ giọng rã rời không cố ý, thứ giọng nhừa nhựa đầy thể tính (sensation), thứ giọng ma mị không có kẻ kế nghiệp.

  • Trịnh Vĩnh Trinh có lợi thế là em gái anh Sơn. Khi Khánh Ly ở xa, thì chính Trinh là người thay chỗ, ít nhất cũng ở ý nghĩa tinh thần. Trinh thuộc nhạc anh mình là thông qua những bản thu của Khánh Ly (tất nhiên!), thêm một ít nhạc mới do chính Trịnh Công Sơn dựng cho. Trinh hát thật thà, có lúc hơi ngây ngô, và chỉ một màu. Bù lại, cô phát âm dễ chịu, làn hơi đầy và hát hết mình (lại dĩ nhiên!).
  • Hồng Nhung đã làm mới một số ca khúc khó hát của Trịnh Công Sơn, như Ru Tình hay Rồi Như Đá Ngây Ngô. Cần ghi công Hồng Nhung ở điều ấy. Bởi Khánh Ly không có khả năng hát những bài có tiết tấu khó, đặc biệt là những thể nghiệm blues và jazz của anh Sơn. Với những bài “kinh điển”, Nhung không làm quên được Khánh Ly, mặc cho những nỗ lực “ngây ngô hóa” hay biến báo tiết tấu bất thường. Trần Thu Hà cũng rất đáng hoan nghênh trong những bài cần xử lý khéo, như Cho Đời Chút Ơn hay Còn Tuổi Nào Cho Em.

  • Theo ý cá nhân tôi, Thanh Lam hoàn toàn làm hỏng nhạc Trịnh. Nói thế không phải vì nhạc Trịnh là một thách đố ghê gớm hay vì Lam hạn chế khả năng. Mà chính vì lý do tôi đã phân tích ở phần Khánh Ly; Lam không diễn đạt được những tâm cảm đô thị miền Nam đặc trưng, và Lam cũng không làm nổi điều cần làm là quên mình đi. Lam hát lồ lộ một Lam, tức là không còn thấy bóng Trịnh đâu nữa.
  • Mỹ Linh hát tốt ở những ballad tự sự, đặc biệt trong album do Đức Trí hòa âm năm 1998. Mỹ Lệ hát nhiều, thuộc nhiều nhưng còn thiếu cái duyên để nhập nhạc Trịnh, và để nhập duyên ấy cho người nghe. Lô Thủy cũng vậy.

Tuấn Ngọc hát nhạc Trịnh Công Sơn rất khác thường, và phần lớn là không hay, Duy có một đôi bài hợp với sự khác thường ấy, tạm gọi là một mối đồng cảm khó giải thích, như Như Một Lời Chia Tay chẳng hạn, thì Tuấn Ngọc xuất sắc.

Mỹ Tâm hát Trịnh cũng còn nhạt, đặc biệt là ở Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ, bài mà Mỹ Linh đã hát rất tuyệt. Tâm hát được Chuyện Đóa Quỳnh Hương, bài được xem như ít chất Trịnh nhất.

Quang Dũng là hiện tượng đam mê nhạc Trịnh hiếm thấy, và đáng trân trọng. Anh hiếm, vì thế quý. Dũng phát âm không đẹp, nên ca từ Trịnh Công Sơn giảm hiệu quả, tuy mọi người dường như sẵn sàng châm chước điều này. Thật may cho anh!

Có một điều cần nói thêm, là nhiều dự định đổi mới nhạc Trịnh lẽ ra khả thi, và có thể thú vị, thành công, lại bị sức cản từ chính những người yêu Trịnh. Trong họ, nhạc Trịnh là phải mộc, phải nhiều guitar, phải hòa thanh đơn giản, phải có nền tiết tấu ổn định và dễ hát. Trong họ, Trịnh đã bị đóng khung. Thế thì rất khó cho những người trẻ mong gây một không khí hoàn toàn khác lạ. Chẳng lẽ cứ phải ngồi chờ một giọng giống hệt Khánh Ly sao? Tôi tin rằng, nếu còn sinh thời, Trịnh Công Sơn sẵn sàng ủng hộ những cuộc đổi mới nhạc anh.

 Anhdepblog.com

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Mẹ và cuộc hành trình của bạn


 Anhdepblog.com


ƠI ..!..!.. MẸ CỦA TÔI


Khi bạn Bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.
Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.
Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.
Khi bạn 3 tuổi, mẹ làm cho bạn tất cả những bữa ăn với tình yêu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quăng đĩa cơm xuống sàn.
Khi bạn 4 tuổi, mẹ cho bạn một vài cây bút màu. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tô chúng lên bàn ăn.
Khi bạn 5 tuổi, mẹ diện cho bạn vào những ngày lễ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ngã ùm vào đống bùn gần nhất.
Khi bạn 6 tuổi, mẹ dắt tay bạn đến trường. Bạn cám ơn mẹ bằng cách la lên:” Con không đi”
Khi bạn 7 tuổi, mẹ mua cho bạn quả bóng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách ném nó qua cửa sổ nhà bên cạnh.
Khi bạn 8 tuổi, mẹ cho bạn một cây kem. Bạn cám ơn mẹ bằng cách để nó chảy cả vào lòng bàn tay.
Khi bạn 9 tuổi, mẹ cho bạn đi học piano. Bạn cám ơn mẹ bằng cách chẳng bao giờ ngó ngàng đến việc thực hành.
Khi bạn 10 tuổi, mẹ làm tài xế cho bạn suốt ngày, từ đi chơi bóng đến tập thể dục rồi hết tiệc sinh nhật này đến tiệc sinh nhật khác. bạn cám ơn mẹ bằng cách khi đến nơi nhảy ra khỏi xe và chẳng bao giờ quay lại.
Khi bạn 11 tuổi, mẹ dẫn bạn cùng bạn bè đi xi-nê. Bạn cám ơn mẹ bằng cách xin ngồi ở hàng ghế khác.
Khi bạn 12 tuổi, mẹ răn bạn rằng không được xem những chương trình ti vi nào đó. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đợi cho mẹ rời khỏi nhà rồi bật lên xem.
Khi bạn 13 tuổi, mẹ đề nghị bạn cắt tóc. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bảo mẹ rằng không biết thế nào là sành điệu.
Khi bạn 14 tuổi, mẹ cho bạn đi trại hè xa nhà một tháng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách quên chẳng viết lấy một lá thư.
Khi bạn 15 tuổi, mẹ đi làm về và chờ đợi sự chào đón của bạn. bạn cám ơn mẹ bằng cách khoá cửa phòng ngủ.
Khi bạn 16 tuổi, mẹ dạy bạn lái chiếc xe của mẹ. Bạn cám ơn mẹ bằng cách lấy nó chạy bất cứ lúc nào có thể.
Khi bạn 17 tuổi, mẹ đang đợi một cuộc gọi quan trọng. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tán dóc trên điện thoại đến giữa đêm. Khi bạn 18 tuổi, mẹ đã khóc trong ngày tốt nghiệp của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đi chơi với bạn bè đến chiều tối.
Khi bạn 19 tuổi, mẹ trả tiền học phí cho bạn, lái xe đưa bạn đến trường đại học, mang túi sách cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách tạm biệt mẹ bên ngoài dãy phòng tập thể để khỏi lúng túng trước mặt bạn bè.
Khi bạn 20 tuổi, mẹ hỏi bạn gặp gỡ ai chưa. Bạn cám ơn mẹ bằng cách đáp:” Đó không phải là chuyện của mẹ”.



Khi bạn 21 tuổi, mẹ đề nghị bạn những nghề nghiệp nào đó cho tương lai. Bạn cám ơn mẹ bằng cách trả lời :” Con không muốn giống mẹ”.
Khi bạn 22 tuổi, mẹ ôm bạn tại ngày lễ tốt nghiệp. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách hỏi xem mẹ có thể tặng bạn một chuyến du lịch Châu Âu không?

Khi bạn 23 tuổi, mẹ sắm sửa tất cả đồ đạc cho căn hộ đầu tiên của bạn. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách nói rằng những người bạn của mẹ thật xấu xí.
Khi bạn 24 tuổi, mẹ gặp vị hôn phu của bạn và hỏi về những kế hoạch tương lai của bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách giận giữ và càu nhàu:” Con xin mẹ đấy”.
Khi bạn 25 tuổi, mẹ lo lễ cưới cho bạn, mẹ khóc và bảo mẹ yêu bạn biết bao. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách dọn đến sống ở một nơi xa tít.
Khi bạn 30 tuổi, mẹ gọi bạn và khuyên bảo về việc chăm sóc trẻ con. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách bảo rằng:” Mọi việc giờ đã khác xưa rồi”.
Khi bạn 40 tuổi, mẹ gọi điện để nhắc bạn nhớ một sinh nhật của người thân. Bạn cảm ơn mẹ bằng câu trả lời:” Con thật sự bận mẹ ạ”.
Khi bạn 50 tuổi, mẹ ngã bệnh và cần bạn chăm sóc. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách tìm đọc sách về đề tài :” Cha mẹ trở thành gánh nặng cho con cái như thế nào?”.
Và rồi, một ngày kia, mẹ lặng lẽ ra đi. Tất cả những điều bạn chưa bao giờ làm sụp đổ tan tành.” Hãy ru con ngủ, ru con qua suốt đêm dài. Bàn tay đưa nôi… có thể cai trị cả thế giới.”
Ta hãy dành một giây phút nào đó để báo hiếu và tỏ lòng kính trọng đối với người ta gọi là Mẹ, dù rằng một số người có thể sẽ không nói điều đó thẳng thắn với mẹ mình. Chẳng có điều gì có thể thay thế mẹ được. Hay trân trọng từng giây phút, dầu rằng đôi khi mẹ không phải là người hiểu ta nhất trong những người bạn của ta, có thể không đồng ý với những suy nghĩ của chúng ta, nhưng người ấy vẫn là mẹ bạn!!!
Mẹ sẽ luôn ở bên bạn, lắng nghe những phiền muộn, niềm vui cũng như nỗi thất vọng của bạn. Hãy tự hỏi chính mình:” Mình có dành đủ thời gian cho mẹ để lắng nghe những phiền muộn và buồn chán của người nội trợ suốt ngày ở trong bếp không???”.
Yêu thương và kính trọng mẹ, dù rằng bạn có thể có cách nhìn khác với mẹ. Khi mẹ ra đi, những kỉ niệm yêu mến của qua khứ và cả nuối tiếc sẽ ở lại.
Đừng xem những điều gần gũi nhất với trái tim bạn là hiển nhiên. Yêu mẹ hơn bản thân mình, vì cuộc đời bạn sẽ vô nghĩa nếu không có Người

Cùng bạn rong chơi 2-9-2011


 Anhdepblog.com

Du lịch Khánh Dương (Chân Mây) 04-9-2011
Một trong những hạnh phúc lớn nhất ở đời này là tình bạn, và một trong những hạnh phúc của tình bạn là có một người để gửi gắm những tâm sự thầm kín.

Manzoni



Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi nhẽ nhân sinh, nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.




Một người bạn đến tiệm đặt bánh mừng sinh nhật bạn gái cùng học lớp. Anh ta nghĩ ra 1 câu để viết lên bánh "Em không già đi mà còn trẻ lại" .

Anh ta nói với người làm bánh:

- Chú đặt chiếc bánh có viết dòng chữ để mừng sinh nhật bạn gái học lớp chú đấy nhé.

- Trình bày thế nào ạ? Thằng bé con chủ tiệm hỏi (vì chủ tiệm đi vắng)

- Viết thế này: EM KHÔNG GIÀ ĐI, phía trên, MÀ EM CÒN TRẺ LẠI, phía dưới.

Thằng bé lấy bút ghi chép cẩn thận rồi nói:

- Chiều chú ghé lại lấy, con sẽ làm thật đẹp và cẩn thận cho chú

Buổi tối, khi khách khứa bạn bè đã ngồi vào bàn đầy đủ, anh ta mang bánh đặt giữa bàn, trịnh trọng mở hộp bánh ra và tất cả mọi người đều nhìn thấy dòng chữ "EM KHÔNG GIÀ ĐI PHÍA TRÊN, MÀ EM CÒN TRẺ LẠI PHÍA DƯỚI".






Du lịch Vườn Xoài (Tiên Sa) 02-9-2011

Tôi không biết
Rất ít người, và hơn nữa, chỉ những người tuyệt vời nhất mới có thể nói một cách giản dị và chân thành: Tôi không biết.

D. Pi-xa-rép


 Anhdepblog.com











Click here to get Dancing Lines
#ff3333!important;'>