CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN TRANG CỰU HỌC SINH BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG

CHÀO MƯNG ĐÊM VĂN NGHỆ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 22/6/1964 - 22/6/2014 - VỚI CHỦ ĐỀ – “ 50 NĂM GẶP LẠI” – CHS BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 64 - 70

MAIL: conglytran50@yahoo.com.vn

 Anhdepblog.com
Địa chỉ xem ảnh....Các bạn có thể xem ảnh của các bạn tại ĐC sau đây :Vào Google nhập : picasa neanggieng, picasa takatran, picasa conglytran hay picasa c duyen.Nơi lưu trử ảnh...Của Photoby Congly.

Chào mừng các bạn đến với lớp CHS Bồ Đề Đà Nẵng

CHÀO MỪNG ĐẠI HÔI 50 NĂM CỦA CHS BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 1964-2014

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

CHIỀU VÀ ĐÊM


 Anhdepblog.com

Trong một ngày tôi sợ nhất là những buổi chiều và đêm. Đó là khoảng thời gian tôi cảm thấy cô đơn nhất.
Chiều và đêm là nỗi ám ảnh trong tim, tôi sợ lạnh người mỗi khi ngày hết,đã ba năm qua một chiếc dép đã bỏ tôi đi , một chiếc dép còn lại không người nương tựa buồn vui không biết tỏ cùng ai . Lang thang trên mạng đếm thời gian trôi đi, chờ giấc ngủ mộng mị và đợi bình minh tới cho ánh sáng phủ lên vạn vật cho âm thanh lại bắt đầu của một ngày.

Một ngày còn sống là một ngày đầy nỗi nhớ .

Đêm

Trịnh Công Sơn

Đêm xanh hay đêm đỏ
Đêm hồng đêm mông manh
Đêm đêm rừng nuôi gió
Đêm hồng má thị thành

Đêm ôm vai em nhỏ
Giấc ngủ như chiêm bao
Đêm thơm từng chiếc lá
Cho tình bay lên cao
Đêm sâu không xa lạ
Kéo gần đêm thiên thu
Đêm xin thành nỗi nhớ
Đêm đợi đoá hẹn hò

Đêm yên như phố cổ
Chút tình duyên xôn xao
Đêm xa gần môi má
Có dài không đêm thâu.

Tình rồi sẽ xa
Đêm hồng sẽ qua
Dòng sông không bão tố
Trôi một lời tiễn đưa.


Đêm sâu không xa lạ
Kéo gần đêm thiên thu
Đêm xin thành nỗi nhớ
Đêm đợi đoá hẹn hò

Đêm yên như phố cổ
Chút tình duyên xôn xao
Đêm xa gần môi má
Có dài không đêm thâu.

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Người hát nhạc Trịnh hay nhất là ... Trịnh Công Sơn

hoaithientam viết ngày 18/09/2011 | Có 5 bình luận | 156 lượt xem


  • Trong đêm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn vào tháng 7/2001, nhà thơ Đỗ Trung Quân phát biểu với bạn bè: “Người hát nhạc ông Sơn hay nhất là… chính ông Sơn”.

  • Quả vậy, Trịnh Công Sơn đã từng là một mẫu singer/songwriter thuyết phục khi anh còn trẻ, và ngay cả khi đã yếu sức, anh vẫn hát mẫu cho Mỹ Lệ hay Quang Dũng nghe khi tập bài cho họ. Song, trường hợp Trịnh Công Sơn khác Trần Tiến: trừ vài bài cá biệt, hầu hết nhạc Trần Tiến không dành cho ca sĩ, mà chỉ có ý nghĩa hoặc có duyên khi chính tác giả hát.

  • Nhạc Trịnh dẫu sao vẫn phổ thông, được nhiều thế hệ ca sĩ tìm đến như một cuộc thử sức hoặc khẳng định đẳng cấp, và cũng đã có nhiều trường hợp thành công.
  • Anh Sơn từng nói, “Ai hát nhạc mình cũng hay, ca sĩ Sài Gòn thì hồn nhiên, ca sĩ Hà Nội thì khéo léo.” Chắc đấy cũng chỉ là nói cho đẹp lòng mọi người, còn thì trong thâm tâm, Trịnh Công Sơn chỉ muốn gửi những bài hát của anh cho giọng Khánh Ly và Trịnh Vĩnh Trinh. Ta hãy tìm hiểu vì sao.

  • Trước tiên xét về mặt phát âm. Ca từ Trịnh Công Sơn, khi đặt vào giai điệu, thường bị ép vào cách phát âm của người Huế, chẳng hạn “mọi mệt” (trong Một Cõi Đi Về) “biện nhớ tên em” (Biển Nhớ), “bọ mặc con đường” (Em Đi Bỏ Mặc Con Đường); và chính nhờ cách phát âm giọng Bắc (mà không quá Bắc!) của Khánh Ly mà những âm ấy trở nên rõ nghĩa và duyên dáng hơn.

  • Vĩnh Trinh từng rất khâm phục “dấu hỏi của chị Khánh Ly” là thế. Tiếp đến, âm sắc giọng Khánh Ly nghe như những dây cao của đàn cello, bồi âm đầy đặn, khoảng giọng nào cũng vang đều, rất thích hợp với lối hát kể chuyện vốn rất cần để thể hiện ca khúc Trịnh Công Sơn.
  • Còn một điều nữa, quan trọng nhất, mà cũng khó gọi tên nhất, là một “không khí Trịnh”. Có thể nhận ra không khí ấy nếu bạn là người từng nghe Khánh Ly hát từ tình ca đến phản chiến ca vào cuối thập niên 70: một thứ không khí đô thị đặc trưng, với đầy đủ những cảm giác thời bất ổn, nào cái chết, nào hy vọng, nào hiện sinh, nào đời sống phố xá và cà phê. Tất cả những hình ảnh, những ảo tượng, những cảm giác Sài Gòn thời ấy tuôn ra từ giọng Khánh Ly, thứ giọng rã rời không cố ý, thứ giọng nhừa nhựa đầy thể tính (sensation), thứ giọng ma mị không có kẻ kế nghiệp.

  • Trịnh Vĩnh Trinh có lợi thế là em gái anh Sơn. Khi Khánh Ly ở xa, thì chính Trinh là người thay chỗ, ít nhất cũng ở ý nghĩa tinh thần. Trinh thuộc nhạc anh mình là thông qua những bản thu của Khánh Ly (tất nhiên!), thêm một ít nhạc mới do chính Trịnh Công Sơn dựng cho. Trinh hát thật thà, có lúc hơi ngây ngô, và chỉ một màu. Bù lại, cô phát âm dễ chịu, làn hơi đầy và hát hết mình (lại dĩ nhiên!).
  • Hồng Nhung đã làm mới một số ca khúc khó hát của Trịnh Công Sơn, như Ru Tình hay Rồi Như Đá Ngây Ngô. Cần ghi công Hồng Nhung ở điều ấy. Bởi Khánh Ly không có khả năng hát những bài có tiết tấu khó, đặc biệt là những thể nghiệm blues và jazz của anh Sơn. Với những bài “kinh điển”, Nhung không làm quên được Khánh Ly, mặc cho những nỗ lực “ngây ngô hóa” hay biến báo tiết tấu bất thường. Trần Thu Hà cũng rất đáng hoan nghênh trong những bài cần xử lý khéo, như Cho Đời Chút Ơn hay Còn Tuổi Nào Cho Em.

  • Theo ý cá nhân tôi, Thanh Lam hoàn toàn làm hỏng nhạc Trịnh. Nói thế không phải vì nhạc Trịnh là một thách đố ghê gớm hay vì Lam hạn chế khả năng. Mà chính vì lý do tôi đã phân tích ở phần Khánh Ly; Lam không diễn đạt được những tâm cảm đô thị miền Nam đặc trưng, và Lam cũng không làm nổi điều cần làm là quên mình đi. Lam hát lồ lộ một Lam, tức là không còn thấy bóng Trịnh đâu nữa.
  • Mỹ Linh hát tốt ở những ballad tự sự, đặc biệt trong album do Đức Trí hòa âm năm 1998. Mỹ Lệ hát nhiều, thuộc nhiều nhưng còn thiếu cái duyên để nhập nhạc Trịnh, và để nhập duyên ấy cho người nghe. Lô Thủy cũng vậy.

Tuấn Ngọc hát nhạc Trịnh Công Sơn rất khác thường, và phần lớn là không hay, Duy có một đôi bài hợp với sự khác thường ấy, tạm gọi là một mối đồng cảm khó giải thích, như Như Một Lời Chia Tay chẳng hạn, thì Tuấn Ngọc xuất sắc.

Mỹ Tâm hát Trịnh cũng còn nhạt, đặc biệt là ở Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ, bài mà Mỹ Linh đã hát rất tuyệt. Tâm hát được Chuyện Đóa Quỳnh Hương, bài được xem như ít chất Trịnh nhất.

Quang Dũng là hiện tượng đam mê nhạc Trịnh hiếm thấy, và đáng trân trọng. Anh hiếm, vì thế quý. Dũng phát âm không đẹp, nên ca từ Trịnh Công Sơn giảm hiệu quả, tuy mọi người dường như sẵn sàng châm chước điều này. Thật may cho anh!

Có một điều cần nói thêm, là nhiều dự định đổi mới nhạc Trịnh lẽ ra khả thi, và có thể thú vị, thành công, lại bị sức cản từ chính những người yêu Trịnh. Trong họ, nhạc Trịnh là phải mộc, phải nhiều guitar, phải hòa thanh đơn giản, phải có nền tiết tấu ổn định và dễ hát. Trong họ, Trịnh đã bị đóng khung. Thế thì rất khó cho những người trẻ mong gây một không khí hoàn toàn khác lạ. Chẳng lẽ cứ phải ngồi chờ một giọng giống hệt Khánh Ly sao? Tôi tin rằng, nếu còn sinh thời, Trịnh Công Sơn sẵn sàng ủng hộ những cuộc đổi mới nhạc anh.

 Anhdepblog.com

1 nhận xét:

Rất mong các bạn để lại nhận xét từng tiêu đề một và cùng nhau xây dựng trang của lớp ngày một hoàn thiên hơn. Xin cảm ơn.
Để đăng nhận xét xin bạn kích chuột vào chử NHẬN XÉT












Click here to get Dancing Lines
#ff3333!important;'>