CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN TRANG CỰU HỌC SINH BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG

CHÀO MƯNG ĐÊM VĂN NGHỆ KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG TRUNG HỌC BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 22/6/1964 - 22/6/2014 - VỚI CHỦ ĐỀ – “ 50 NĂM GẶP LẠI” – CHS BỒ ĐỀ NIÊN KHÓA 64 - 70

MAIL: conglytran50@yahoo.com.vn

 Anhdepblog.com
Địa chỉ xem ảnh....Các bạn có thể xem ảnh của các bạn tại ĐC sau đây :Vào Google nhập : picasa neanggieng, picasa takatran, picasa conglytran hay picasa c duyen.Nơi lưu trử ảnh...Của Photoby Congly.

Chào mừng các bạn đến với lớp CHS Bồ Đề Đà Nẵng

CHÀO MỪNG ĐẠI HÔI 50 NĂM CỦA CHS BỒ ĐỀ ĐÀ NẴNG 1964-2014

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO NGÀY 20-11


------------ HOÀI NIỆM -VỀ THẦY CÔ
---------------------- KÝ ỨC VIẾT VỀ THỜI ÁO TRẮNG----------------------
------------------ 20 THANG 11 -------------------------- Y H at v ------------


Chào các bạn ! thế là chúng ta đã thực sự rời xa ngôi trường thân yêu đầy cảm xúc.. của

thời niên thiếu hơn 40 mùa phượng vĩ trôi qua rồi nhỉ…? Đúng thời gian ! hờ hững trôi…

nhanh quá. Tất cả chúng ta đã dấn thân vào dòng đời trôi nỗi ..đầy thử thách với bao điều vui - buồn theo cuộc sống làm người, hôm nay mình lại có cơ hội nhận diện nhằm bày tõ biểu lộ cảm xúc thật sự, cụ thể qua 2 mùa - Lễ hội truyền thống (HỌP MẶT LỚP Lần thứ V & VI) vừa qua …

- Nay mình mạo muội cùng chia sẽ một góc nhõ KÝ ỨC HOÀI NIỆM VỀ THẦY – CÔ với sự kiện NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM ( 20 / 11 ) hằng năm…

Y Nhìn từ góc độ - với bất cứ hoàn cảnh thời đại nào nghề nhà giáo vẫn không thể sánh bì

với nghệ sỹ - với doanh nhân, sự nỡ rộ về giàu có ở mọi tầm nhìn nhiều nghề khác nhau về sự đủ đầy vật chất…? Nhưng cũng ít ai giàu có hơn người Thầy, về sự trân trọng về mặt TÌNH CẢM…

- Hồi tưởng lại…. trước đây làm Thầy tức là làm bạn với phấn trắng bảng đen – Ngày nay hình ảnh người Thầy gắn liền với những phương tiện hổ trợ về Công nghệ hiện đại…

- Có thể không gian thời gian và nơi chốn đâu đó có những câu chuyện không hay về người Sư phạm, tạo nên một góc nhìn dư luận không mấy thiện cảm…Nhưng là người Việt Nam

vẫn luôn luôn giữ truyền thống TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO từ ngàn xưa..điều đó đã nói lên giá trị NHÂN VĂN về ĐẠO NGHĨA dân tộc ta…

- Thật hạnh phúc thay ! đến với người Thầy có thêm một ngày TẾT của riêng mình..để tràn

ngập niềm vui qua những lời chúc tụng – ngập đầy hương hoa trong ký ức tuyệt vời …

- Thật vô cùng cảm xúc – vinh dự thay ! khi người Thầy được nhìn tự hào vào các thế hệ học trò của mình, lại lớn lên trong trưởng thành - vững vàng bay cao xa gieo rắc tinh hoa đúng nghĩa cho đời - rộng khắp muôn nơi…

- Thật xúc động thay ! khi có những người Thầy tuổi xế chiều – khi nằm xuống về coĩ vĩnh hằng…được các thế hệ học trò - nghiêng mình trước TRÍ TUỆ đầy NHÂN CÁCH…

- Tất cả mọi nhánh của các dòng sông xanh NHÂN ÁI đó, đều đỗ về BIỂN CẢ MÊNH MÔNG..

Do vậy, là những ai đã và đang ngồi trên ghế của NHÀ TRƯỜNG, chúng ta đều thể hiện và ghi nhớ sâu sắc đến - Ngày 20 Tháng 11

- là cơ hội nhằm bày tõ những niềm cảm xúc đẹp đẽ nhất đến tất cả Qúi Thầy – C ô …


- Đà Nẵng, ngày 18 tháng 11 năm 2011


NHỚ THẦY
Như là thầy vẫn kề bên
Dẫu xa, thầy mãi còn trên cõi đời
Đâu đây văng vẳng từng lời
Giảng bài, kể chuyện đầy vơi nỗi niềm
Thầy đâu phải một ông tiên
Mà đưa tôi có mọi miền yêu thương
Đến thời tóc đã điểm sương
Vẫn theo tôi suốt chặng đường lớn khôn
Thầy ra đi một chiều buồn
Trong tâm tư sáng ngọn nguồn nghĩa nhân
Thầy răn dạy cách đưa chân
Lời ăn nết nói, cán cân tình đời
Cho tri thức, trao nụ cười
Biết yêu những đóa hoa tươi trong vườn
Dạn dày bão tố mưa tuôn
Biết dịu xoa những nỗi buồn riêng chung
Đem lòng tha thứ bao dung
Gian nan biết vượt, trập trùng biết qua...
Nay thầy khuất bóng trời xa
Vẫn tươi nguyên, vẫn mặn mà tình thân
Mẹ cha dạy tính chuyên cần
Thầy đưa lối những bước chân vào đời.

Vô cùng thương tiếc Thầy Tôn Thất Nguyễn Phúc đả qua đời ngày 20-10-2011
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục


Ngày 20/11: Uống nước nhớ nguồn
TS.NGUYỄN DANH BÌNH
(GD&TĐ) - Dân tộc ta có truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Từ thời phong kiến, người thầy đã có vị trí xã hội rất cao. Trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân – Sư – Phụ”, nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao xưa có câu:
Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

.

“Tôn sư trọng đạo” - một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay
Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.

Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh”. Được coi trọng như vậy, người thầy phải đáp ứng yêu cầu rất cao của xã hội về nhân cách. Người thầy phải là tấm gương mẫu mực để mọi người, nhất là học trò noi theo. Sự gương mẫu của người thầy không phải chỉ giới hạn ở phạm vi trường học mà còn ở mọi nơi, mọi lúc, trong gia đình và ngoài xã hội.


Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Như thế, nét đẹp truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã có từ ngàn xưa và được bảo tồn cho đến ngày nay. Nét đẹp ấy đã được các thế hệ người Việt Nam chúng ta kế thừa, vun đắp, phát huy bằng những thể hiện trong các chủ trương chung cũng như trong những việc làm cụ thể thường ngày. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/ 11 chính là dịp quan trọng để tình cảm thiêng liêng dành cho người thầy được thể hiện. Bởi vậy, vào những ngày này, khi mà ngày lễ lớn của các thầy giáo, cô giáo đến gần, các bậc phụ huynh cùng học sinh và tất cả những ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường đều hướng tới các thầy, các cô đã dạy dỗ, dìu dắt mình với những tình cảm kính yêu, trân trọng, chân thành. Những bó hoa tươi thắm, những cánh thiếp chúc mừng được chuẩn bị. Thời đi học chợt hiện về, lung linh những sắc màu kỷ niệm. Có thể nói ngày 20/ 11 đâu chỉ là ngày lễ của các thầy, cô mà còn là ngày hội của mỗi chúng ta bởi hầu như ai chẳng có một thời cắp sách đến trường.
Nặc danh đã để lại một nhận xét mới về bài đăng của bạn "CẢM ƠN AI ĐÓ":

Hoan nghênh các anh đả viết bài về ngày Nhà Giáo.Cảm động lắm,hay lắm.làm tôi nhớ đến bài ;


TẤM LÒNG CỦA THẦY

 
Ban mai trời nắng nhẹ
Đàn em bé tung tăng
Đến lớp nghe thầy giảng
Trên bàn thầy nắng rọi
Bụi phấn trắng bay bay
Lòng thầy như mở rộng
Ôm cả tuổi học trò
Ngoài trời chim ríu rít
Trong lớp tiếng ê a
Mẹ cho em giấc ngủ
Thầy cho em cuộc đời. 


1 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa

Rất mong các bạn để lại nhận xét từng tiêu đề một và cùng nhau xây dựng trang của lớp ngày một hoàn thiên hơn. Xin cảm ơn.
Để đăng nhận xét xin bạn kích chuột vào chử NHẬN XÉT












Click here to get Dancing Lines
#ff3333!important;'>